Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
Lý thuyết
1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Khi một đường thẳng có hai điểm chung A, B với đường tròn (O) ta nói đường thẳng cắt đường tròn tại hai điểm phân biệt. Khi đó ta có những kết quả quan trọng sau:
+ \(OH \perp A B \Rightarrow O H<R, H A=H B=\sqrt{R^{2}-O H^{2}}\)
Theo định lý Pitago ta có: \(O H^{2}=M O^{2}-M H^{2}\)
Mặt khác ta cũng có: \(OH^{2}=R^{2}-AH^{2}\) nên suy ra
\(MO^{2}-MH^{2}=R^{2}-AH^{2} \Leftrightarrow MH^{2}-AH^{2}=MO^{2}-R^{2}\)
⇔ (MH - AH)(MH + AH) = \(MO^{2}-R^{2}\)
+ Nếu M nằm ngoài đoạn AB thì MA.MB = \(MO^{2}-R^{2}\)
+ Nếu M nằm trong đoạn AB thì MA.MB = \(R^{2}-MO^{2}\)
Mối liên hệ khoảng cách và dây cung: \(R^{2}= O H^{2}+\frac{AB^{2}}{4}\)
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.
Khi một đường thẳng Δ chỉ có một điểm chung H với đường tròn (O), ta nói đường thẳng tiếp xúc với đường tròn, hay Δ là tiếp tuyến của đường tròn (O). Điểm H gọi là tiếp điểm của tiếp tuyến với đường tròn (O)
Như vậy nếu Δ là tiếp tuyến của (O) thì Δ vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm
Ta có OH = R
c) Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
Khi một đường thẳng Δ và đường tròn (O) không có điểm chung ta nói đường thẳng Δ và đường tròn (O) không giao nhau. Khi đó OH > R