Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
NĂNG LƯỢNG
I - NĂNG LƯỢNG
Câu 1 :
Trường hợp dưới đây vật có cơ năng:
+ Tảng đá được nâng lên khỏi mặt dất (có khả năng thực hiện công cơ học).
+ Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng dưới dạng động năng.
Câu 2 :
Trường hợp dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng: Làm cho vật nóng lên.
Kết luận: Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi làm nóng các vật khác.
II - CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CHÚNG
Câu 3 :
Thiết bị A:
Trong bộ phận (1) cơ năng chuyển thành điện năng.
Trong bộ phận (2) điện năng chuyển thành nhiệt năng, quang năng.
Thiết bị B:
Trong bộ phận (1) điện năng chuyển thành cơ năng.
Trong bộ phận (2) động năng chuyển thành động năng.
Thiết bị C:
Trong bộ phận (1) hoá năng chuyển thành nhiệt năng.
Trong bộ phận (2) nhiệt năng chuyển thành cơ năng.
Thiết bị D:
Trong bộ phận (1) hoá năng chuyển thành điện năng.
Trong bộ phận (2) điện năngchuyển thành nhiệt năng.
Thiết bị E:
Trong bộ phận (1) quang năng chuyển thành nhiệt năng, quang năng.
Trong bộ phận (2) quang năng chuyển thành nhiệt năng.
Câu 4 :
Dạng năng lương ban đầuDạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết được.Hoá năngCơ năng trong thiết bị C, nhiệt năng trong thiết bị DQuang năngNhiệt năng trong thiết bị EĐiện năngCơ năng trong thiết bị BKết luận 2Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hoá năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hay nhiệt năng.
Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
III - VẬN DỤNG
Câu 5 :
Khối lượng của 2 lít nước là: 2 kg
Nhiệt năng của nước tăng thêm là:
Điện năng của dòng điện đã truyền cho nước là: Q = m.c.(t2 – t1) = 2.4200.(80 – 20) = 504.000 (J)
A = Q = 504.000 (J)