Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
I - NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
I - NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
1. Các bộ phận chính của động cơ một chiều
2. Hoạt động của động cơ một chiều
Câu 1 :
Chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua được mô tả trên hình 28.1.
Câu 2 :
Dự đoán: Khung dây sẽ quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện từ.
C3.
Làm thí nghiệm kiểm tra em nhận thấy: Khung dây sẽ quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện từ.
3. Kết luận
a) Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua.
b) Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay.
II - ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU TRONG KĨ THUẬT
1. Cấu tạo của động cơ một chiều trong kĩ thuật
Câu 4 :
Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật khác với mô hình ở chỗ:
- Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.
- Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
2. Kết luận
a) Trong động cơ kĩ thuật bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện
b) Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
III - SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Khi hoạt động động cơ điện chuyển hóa từ năng lượng điện năng dạng thành cơ năng
IV - VẬN DỤNG
Câu 5 :
Khung dây trong hình 28.3 SGK quay ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 6 :
Khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện.
Câu 7 :
Động cơ điện có những ứng dụng như: được sử dụng để chế tạo ra máy bơm, máy quạt, tủ lạnh, máy giặt,...