Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
Câu 2: Cho bảng số liệu, hãy tính và điền tiếp vào bảng sau: Lời giải: Tính sản lượng lúa
Câu 2:
Cho bảng số liệu, hãy tính và điền tiếp vào bảng sau:
Lời giải:
Tính sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người của từng tỉnh, thành phố trong vùng năm 2008 (điền số liệu đã tính vào cột trống trong bảng trên).
Nhận xét sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người giữa các tỉnh, thành phố.
Tỉnh, thành phố | Dân số (nghìn người) | Sản lượng lúa (nghìn tấn) | Bình quân đầu người(kg) | Tỉnh, thành phố | Dân số (nghìn người) | Sản lượng lúa (nghìn tấn) | Bình quân đầu người(kg) |
Hà Nội | 6.381,6 | 1.177,8 | 185,0 | Thái Bình | 1.782,7 | 1.105,2 | 620,0 |
Vĩnh Phúc | 993,8 | 301,5 | 303,0 | Hà Nam | 786,9 | 416,3 | 529,0 |
Bắc Ninh | 1.018,1 | 440,3 | 432,0 | Nam Định | 1.826,1 | 929,0 | 509,0 |
Hải Dương | 1.700,8 | 757,7 | 445,0 | Ninh Bình | 898,1 | 467,9 | 521,0 |
Hải Phòng | 1.824,1 | 475,9 | 261,0 | Cả vùng | 18.338,6 | 6586,1 | 359,0 |
Hưng Yên | 1.126,2 | 514,5 | 457,0 | Cả nước | 85.122,3 | 38.729,8 | 455,0 |
- Tiếp đến là Hưng Yên (457kg/người), xấp xỉ bằng cả nước.
- Các tỉnh có bình quân thấp hơn cả nước là Hải Dương (445), Bắc Ninh (432), Vĩnh Phúc (301,5), thấp nhất là Hà Nội (185,0).
Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam mà bình quân lúa theo đầu người của vùng lại thấp hơn nhiều so với mức trung của cả nước.
- Mặc dù sản lượng lúa lớn thứ hai cả nước nhưng do dân số đông đúc, tập trung với mật độ dân số cao nên gây sức ép lớn đối với lương thực của vùng.