Sách Giải Bài Tập và SGK

Sóng dừng

1. Sự phản xạ của sóng.

    - Khi sóng gặp vật cản sóng sẽ phản xạ trở lại.

       +) Nếu vật cản cố định sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ

       +) Nếu vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

2. Sóng dừng

Khái niệm: Là sóng truyền trên một sợi dây làm xuất hiện các nút sóng ( những điểm không dao động hay đứng yên) và các bụng ( những điểm dao động với biên độ lớn nhất).

Giải thích: giả sử đầu P của dây dao động liên tục, khi sóng truyền đến vật cản Q sẽ phản xạ lại liên tục ( như một nguồn phát sóng mới). Khi đó các phần tử trên dây nhận được cả sóng tới và sóng phản xạ ( 2 nguồn sóng kết hợp). Kết quả sóng tới và sóng phản xạ giao thoa với nhau tạo nên các bụng ( cực đại giao thoa) và các nút ( cực tiểu giao thoa).

Đặc điểm: Vị trí các bụng và các nút xen kẽ và cách đều nhau

       +) Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liên tiếp thì bằng λ/2, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp gọi là 1 bó sóng

       +) Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp thì bằng λ/4.

*) Điều kiện để có sóng dừng:

+) Sóng dừng trên một sợi dây có 2 đầu cố định

Đặc điểm: 2 đầu là 2 nút, nên trên sợi dây có nguyên lần bó sóng.

Điều kiện: Chiều dài của dây phải bằng nguyên lần nửa bước sóng.

    l = k.λ/2    Trên dây có số bụng: k

    Số nút: k+1

+) Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do

Đặc điểm: Đầu cố định là nút, đầu tự do là bụng, nên trên sợi dây có nguyên lần bó sóng và nửa bó sóng.

Điều kiện: Chiều dài của dây phải bằng một số lẻ lần λ/4.

    l = k.λ/2 + λ/4 = l = (2k + 1).λ/4    Trên dây có số bụng: k

    Số nút: k+1