Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
1. Lực hạt nhân
- Khái niệm: các nuclôn trong hạt nhân hút nhau bằng một lực rất mạnh, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn tạo nên hạt nhân bền vững.
- Tính chất:
+) Không cùng bản chất với với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn .
+) Là lực tương tác mạnh
+) Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi cỡ kích thước hạt nhân ≈ 10-15 m
2. Năng lượng liên kết của hạt nhân.
- Độ hụt khối: Khối lượng của hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh lệch giữa 2 khối lượng đó gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân:
∆m = (Z.mp + (A - Z) mn ) - mX
- Năng lượng liên kết Wlk: là năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi mọt hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.
Wlk = [Z.mp + (A - Z) mn - mX ] c2 = ∆m.c2
- Năng lượng liên kết riêng Wlkr: là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, Wlkr càng lớn hạt nhân càng bền vững. Những hạt nhân bền vững ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn 50 < A < 80.
Wlkr = Wlk/A
3. Phản ứng hạt nhân
- Khái niệm: phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến biến đổi hạt nhân
- Phân loại: gồm 2 loại
+) Phản ứng hạt nhân tự phát: là quá trình một hạt nhân không bền vững tự phân rã thành các hạt nhân khác. VD: phóng xạ.
A → B + C
+) Phản ứng hạt nhân kích thích: quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. VD: phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch.
A + B → C + D
4. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân:
Với phản ứng hạt nhân:
Có các định luận bảo toàn sau:
- Định luật bảo toàn điện tích:
Z1 + Z2 = Z3 + Z4
- Định luật bảo toàn nuclôn (số khối A):
A1 + A2 = A3 + A4
Chú ý: số hạt nơtron (A-Z) không được bản toàn
- Định luật bảo toàn động lượng:
- Định luật bảo toàn năng lượng
mtrước.c2 = msau.c2 + ∆E
↔ ∆E = (mtrước - msau) c2 = (mA + mB - mC - mD)c2
Với ∆E là năng lượng phản ứng
∆E > 0: phản ứng tỏa năng lượng |∆E|
∆E < 0: phản ứng thu năng lượng |∆E|