Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
Soạn văn: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề 1 :
a) Tìm hiểu đề:
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc. Lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Thân bài:
Gợi ý:
+ Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng trong một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
+ Nổi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ "nặng nỗi nước nhà" (khác với hình ảnh ẩn sĩ và thiên nhiên trong thơ cổ).
+ Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ HCM.
* Cổ điển: Thể thơ Đường luật, hình ảnh thiên nhiên (trăng, suối, hoa…)
* Hiện đại: Nhân vật trữ tình lo "nỗi nước nhà"
- Kết bài:
+ Sự hài hòa về tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sỹ trong bài thơ.
+ Đánh giá chung: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Đề 2 :
a) Tìm hiểu đề:
– Nhớ lại quang cảnh chiến đấu sục sôi, hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc với nhiều lực lượng tham gia.
- Nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về. (4 câu cuối).
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ.
- Thân bài:
+ Triển khai các ý trong phần tìm hiểu đề.
+ Nghệ thuật điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát:
* Cách dùng từ ngữ, hình ảnh.
* Cách vận dụng các biện pháp tu từ (so sánh, cường điệu).
* Giọng thơ hào hùng, sôi nổi.
- Kết bài:
Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
II. Cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày ý kiến , nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
- Nội dung:
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
+ Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1.Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng Giang.
- Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ cần phân tích.
2. Thân bài:
* Khái quát chung về đoạn thơ: Bốn câu thơ kết thúc bài thơ là khổ thơ hay nhất, đặc sắc nhất, nó vừa thể hiện nội dung, cảm hứng sáng tạo của bài thơ, đồng thời cũng thể hiện phong cách của thơ Huy Cận.
* Nội dung:
- Cảnh chiều xuống trên sông đẹp nhưng buồn.
- Tâm trạng của nhà thơ: nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ đối lập, gợi cảm của mây hùng vĩ, của cánh chim bé nhỏ.
- Sử dụng thành công các từ láy: lớp lớp, dợn dợn; âm điệu thơ phù hợp với việc giãi bày tâm trạng nhà thơ.
- Đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn, hiện đại của thơ Mới.
3. Kết lbài:
Đánh giá chung về đoạn thơ vừa phân tích.
III. Luyện tập:
1 .Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
2. Thân bài:
-Nêu hoàn cảnh ra đời và khái quát cảm xúc trong toàn bộ bài thơ Tràng giang
-Phân tích đoạn thơ:
+Hai câu thơ đầu: vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, mang nét buồn nhưng vẫn tráng lệ, kì vĩ với hình ảnh mây cao, núi bạc,... Qua đó, cho thấy sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên
+Hai câu còn lại: nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thực, tự nhiên, không cần sự tác động của yếu tố ngoại cảnh – “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
-Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
+Nội dung: khổ thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, từ đó khắc họa nỗi niềm nhớ quê, nhớ nhà của tác giả
+Nghệ thuật: sử dụng từ láy, hình ảnh thơ cổ điển mang phong vị đường thi
3 .Kết bài:
Cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ