Sách Giải Bài Tập và SGK
Mục lục
Soạn văn: Luật thơ (Tiếp theo)
Câu 1:
Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:
a) Giống nhau:
- Mỗi câu có năm tiếng.
- Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …
- Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.
b) Khác nhau:
Câu 2:
Đưa người - ta không đưa qua "sông", (2-5)
Sao có - tiếng sóng ở trong "lòng"? (2-5)
Bóng chiều không thắm, - không vàng vọt, (4-3)
Sao đầy hoàng hôn - trong mắt "trong"? (4-3)
- Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
- Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.
Câu 3:
Mô hình âm luật bài Mời trầu
Câu 4:
- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)
- Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)
- Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).